Chuyển đến nội dung chính

Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất?

Nguồn: Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất?

Có nhiều người mới tìm hiểu về thiền, đang ở ngưỡng căn cơ bản. Hoặc đã theo một phương pháp thiền nào đó, thiền định, thiền quán, thiền Trúc Lâm, thiền Vipassana… mục đích có thể khác nhau, thiền để dưỡng sinh, để chữa bệnh hay để giải thoát. Nhưng rất nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi về thiền


  • Tôi không dám thiền vì chưa học thiền?

  • Phải nắm vững phương pháp thiền rồi mới thiền?

  • Phương pháp thiền nào là đúng, hiệu quả và phù hợp nhất cho tôi?

  • Tôi đã tìm được phương pháp thiền phù hợp rồi nên không cần thêm phương pháp nào nữa?

  • Tôi không biết phương pháp thiền nào tốt nhất?

  • Pháp thiền giải thoát cao hơn các pháp thiền khác?

  • Vạn vật là ánh sáng, âm thanh vậy thiền ánh sáng âm thanh là cao nhất?

  • Thiền vô vi cao hơn thiền còn có sự quan sát?

  • Tôi đang thiền Vipassana, nay lại học thiền năng lượng thì có mâu thuẫn không?

  • Tôi đang thiền kiểu nhân điện, chuyển sang thiền minh sát có nguy hiểm không?

—-


thien-kim-tu-thap-minh-su-Patriji


Bản chất của thiền


Bản chất của thiền là tâm thức. Hành thiền giúp con người đạt được trạng thái tâm thức cao hơn và hòa hợp hơn một cách bền vững.


Vì có chung mục đích, nên các phương pháp thiền bổ sung cho nhau. Không có sự mâu thuẫn giữa các phương pháp thiền mà chỉ có sự mất cân bằng trong tình cảm và sự phán xét trong suy nghĩ của người hành thiền.


ngoi-thien-tai-gia


Trạng thái tâm thức trong thiền


Nếu trạng thái tâm thức là 2 bờ của con sông thì hành thiền là vượt sông. Có nhiều cách vượt sông, bằng thuyền, bằng cầu, bơi, bay… Sông nhỏ có thể lội qua. Sông lớn như biển một cách hoặc nhiều cách vượt sông phù hợp. Phần lớn người thực hành thiền lâu dài sử dụng nhiều phương pháp thiền khác nhau.


Việc thay đổi liên tục phương pháp thiền trong một khoảng thời gian ngắn thường phản ánh tâm trạng mất cân bằng của người hành thiền như sợ hãi, bất an, mong cầu, chán ghét, nản chí, bồn chồn …


Giống như là một người đang đi trên cầu thì nhảy xuống sông để bơi, rồi đang bơi lại cố gắng trèo lên cầu, thì sẽ loay hoay mãi ở giữa dòng, thậm chí chết đuối. Việc chạy theo cách phương pháp thiền cũng như thay đổi phương pháp thiền liên tục tạo thói quen xấu cho tâm và thậm chí có thể gây hậu quả nguy hiểm.


thien-dinh-prana


Pháp thiền là phương tiện – chiếc thuyền qua sông


Việc bám chấp vào một phương pháp thiền nào đó một cách không tự nhiên cũng phản ánh tâm trạng mất cân bằng của người hành thiền như thích thú, sợ hãi, mong cầu…Điều này giống như, sau khi cập bờ sông bên kia, mà vẫn ôm thuyền theo thì không đi tiếp được.


Một khi đã sang được bờ bên kia thì cách thức gì không còn quan trọng. Thậm chí nếu tiếp tục chấp vào cách thức sẽ không tiến bộ được nữa. Người đã làm chủ việc vượt sông có thể hướng dẫn người khác đi theo cách của mình hoặc bất kỳ cách nào phù hợp với người cần sang sông.


Một người dùng cách này sang sông không có nghĩa là cách đó tốt nhất cho người khác hoặc cho chính họ trong tương lai. Không có pháp thiền cao nhất mà chỉ có pháp thiền phù hợp với từng người ở từng thời điểm.


thieng-buong


Niết bàn là một trạng thái tâm thức.


Hành thiền chỉ cho phép chúng ta phát triển được trạng thái tâm thức từ trạng thái đang là. Chúng ta đạt được trạng thái niết bàn bởi vì trình độ nhận thức của chúng ta ở đó không phải vì chúng ta muốn điều đó.


bamboo-stone-meditation

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì?

Nguồn: Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì? Bàn thờ bát hương để làm gì – Lễ để làm gì? Hiện nay chúng ta đang thờ cúng rất nhiều, có nhiều khi chúng ta còn không biết mình thờ ai, thắp hương cho ai, thắp hương khấn những gì, và nhiều khi để làm gì. Có đôi khi bát hương chỉ là nơi cắm hương để cho giống nhà hàng xóm, nhà họ có bàn thờ nhà mình cũng có bàn thờ, còn thực sự linh khí thế nào thì đúng là vạn sự tùy duyên. Có nhiều người nghĩ rằng thờ cúng cẩn thận, siêng năng sẽ được giàu có, xin gì được nấy. Liệu có đúng thế không ? Có nhiều người hôm nay cúng xin được thế là sướng lắm cúng nhiều hơn xin nhiều hơn, rồi khi không được thì không thèm cúng nữa. Có nhiều nhà bàn thờ toàn vong lạ trong nhà vẫn nghĩ gia tiên nhà mình ngự ở đó, xin đủ thứ, thấy được gia sức xin gia sức, bầy đủ thứ mình cho là tốt nhất lên bàn thờ, tiền kiếm được rất nhiều, nhưng sức khỏe tình cảm trong nhà thì đi xuống mà không biết tại sao? Không biết rằng các vong trong nhà họ độ cho làm ăn nhưng họ đòi

Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp

Nguồn: Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp VĂN KHẤN CÚNG TẤT NIÊN (Cúng vào ngày 30 Tết) 1. Quy y Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là thần thánh và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau: Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya) Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya) Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya) 2. Khấn nguyện Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát Con kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất. Hôm nay, ngày 30 tháng Chạp năm… Con tên là:… Con xin sắm sửa chút lễ mọn để tỏ lòng thành kính, biết ơn các Ngài đã bảo vệ và giúp đỡ con và gia đình trong năm vừa qua. Con xin sám hối tất cả những