Chuyển đến nội dung chính

Từ hiện tượng bình thường đã trở nên bất thường

Nguồn: Từ hiện tượng bình thường đã trở nên bất thường

Gần đây bà con Facebook chia sẻ nhiều về hình ảnh Đức Phật (ảnh âm bản), và nhiều người hiểu nhầm là sự linh thiêng của Phật Giáo, là Phật hiển linh, là Đức Phật thị hiện, là sự nhiệm màu..vv…


Bức ảnh này cũng được đăng trên Fanpage của một vị thầy trụ trì, đã nhận được một ngàn sáu trăm like và gần 500 lượt chia sẻ. Có nhiều Phật tử tỏ ra sùng bái hiện tượng này với hàng trăm bình luận.



duc-Phat-am-ban-2

Ảnh Đức Phật âm bản



Thực ra đây chỉ là hiện tượng lưu ảnh ở võng mạc của mắt mà thôi. Các tế bào hắc võng mạc (ở đáy mắt) sẽ lưu lại hình ảnh cũ mà mắt nhìn thấy, cho dù bạn đã nhìn sang hình ảnh khác, thời gian lưu trữ là 1/24 giây. Hoặc khi bạn nhắm mắt lại thì hình ảnh vừa xem vẫn còn lưu lại trên võng mạc và luồng thần kinh thị giác vẫn còn lan truyền sóng, do đó bạn vẫn còn thấy hình ảnh trước mắt dù đã nhắm mắt.


Trong ký ức tuổi thơ nhiều người vẫn nhớ lại cảnh khi mình lấy một que than hồng quay thành vòng thì sẽ nhìn thấy một vòng tròn màu hồng nối liền rất đẹp. Hoặc bây giờ bạn có thể làm thí nghiệm, dùng một vật gì đó có độ tương phản cao (màu đỏ, hoặc vàng, hoặc đen trắng), sau đó bạn làm cho nó chuyển động thành vòng tròn với tốc độ đủ nhanh (có thể buộc vào đầu sợi dây ngắn rồi vút cho nó quay vòng) thì bạn sẽ nhìn thấy một vòng tròn màu sắc khép kín.


Hoặc bạn đốt một cây nhang, đốt trong bóng tối để tạo độ tương phản, và làm cho nó chuyển động đủ nhanh. Thực tế thì vật lúc ở chỗ nọ, lúc ở chỗ kia, nhưng do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc nên bạn vẫn nhìn thấy nó liên tục, ở mọi nơi nó đã đi qua và tạo thành một vòng tròn liền nhau.


Hiện tượng lưu ảnh ở mắt được nhà vật lý người Bỉ Joseph Plateau phát hiện ra vào năm 1829. Sau đó được ứng dụng rộng rãi vào điện ảnh. Khi ta xem phim, thực tế là ta đang xem những hình ảnh chết, những tấm ảnh riêng biệt, và xem tuần tự từng bức một. Nhưng người ta đã làm cho các bức ảnh đó chuyển động với tốc độ tương ứng với thời gian hình ảnh lưu lại trong mắt, do đó ta nhìn thấy các hình ảnh nối liền và chuyển động.


Mắt có khả năng lưu lại hình ảnh sau 1/24 giây, vậy trong 1 giây người ta sẽ cho 24 tấm hình cố định chạy qua, lập tức những hình ảnh cố định đó được nối liền nhờ đặc tính lưu ảnh ở võng mạc của mắt người. Ở một số bộ phim, khi những hình ảnh cố định đó được di chuyển với tốc độ chậm hơn, thì khoảng thời gian lưu ảnh ở võng mạc không đủ để nối liền hai ảnh cố định trước sau, do đó khi xem ta thấy nó bị giật, điển hình như bộ phim vua hề Sác – lô được phát ở tốc độ 16 hình/giây.


Những hình ảnh có độ tương phản càng lớn thì nó tác động lên tế bào thị giác càng mạnh. Ví dụ khi bạn nhìn vào một nguồn sáng rất mạnh như nhìn thẳng vào mặt trời thì khi bạn rời mắt khỏi mặt trời mắt bạn vẫn còn bị lóa, phải một lúc sau bạn mới nhìn thấy cảnh vật trở lại bình thường.


Tấm ảnh Đức Phật kia là ảnh âm bản, có độ tương phản cao giữa đen và trắng, nên nó sẽ tác động lên tế bào thị giác mạnh hơn, kèm theo việc bạn cố tình nhìn lâu nữa (tế bào thần kinh thị giác có thể lưu trữ được tối đa 12 hình ảnh trước đó). Vì thế khi bạn nhắm mắt bạn sẽ vẫn còn nhìn thấy hình ảnh đó, hoặc bạn nhìn lên tường sẽ thấy hình ảnh đó hiện lên trên tường.


Chẳng khác gì việc đêm khuya bạn tắt hết đèn nhưng lại bật điện thoại để lướt web, khi bạn tắt điện thoại để ngủ thì bạn vẫn nhìn thấy cái khung sáng của màn hình điện thoại.


Thế đấy các bạn, các nước văn minh, phát triển họ giải thích được các hiện tượng, và biết ứng dụng các hiện tượng đó phục vụ đời sống, làm cho đời sống ngày càng phát triển. Vì thế các phạm trù mê tín, mù mờ, không rõ nghĩa… không tồn tại trên đất nước của họ. Mình thì lại cứ cho rằng cái bọn ấy chẳng biết gì về tâm linh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì?

Nguồn: Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì? Bàn thờ bát hương để làm gì – Lễ để làm gì? Hiện nay chúng ta đang thờ cúng rất nhiều, có nhiều khi chúng ta còn không biết mình thờ ai, thắp hương cho ai, thắp hương khấn những gì, và nhiều khi để làm gì. Có đôi khi bát hương chỉ là nơi cắm hương để cho giống nhà hàng xóm, nhà họ có bàn thờ nhà mình cũng có bàn thờ, còn thực sự linh khí thế nào thì đúng là vạn sự tùy duyên. Có nhiều người nghĩ rằng thờ cúng cẩn thận, siêng năng sẽ được giàu có, xin gì được nấy. Liệu có đúng thế không ? Có nhiều người hôm nay cúng xin được thế là sướng lắm cúng nhiều hơn xin nhiều hơn, rồi khi không được thì không thèm cúng nữa. Có nhiều nhà bàn thờ toàn vong lạ trong nhà vẫn nghĩ gia tiên nhà mình ngự ở đó, xin đủ thứ, thấy được gia sức xin gia sức, bầy đủ thứ mình cho là tốt nhất lên bàn thờ, tiền kiếm được rất nhiều, nhưng sức khỏe tình cảm trong nhà thì đi xuống mà không biết tại sao? Không biết rằng các vong trong nhà họ độ cho làm ăn nhưng họ đòi

Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất?

Nguồn: Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất? Có nhiều người mới tìm hiểu về thiền, đang ở ngưỡng căn cơ bản. Hoặc đã theo một phương pháp thiền nào đó, thiền định, thiền quán, thiền Trúc Lâm, thiền Vipassana… mục đích có thể khác nhau, thiền để dưỡng sinh, để chữa bệnh hay để giải thoát. Nhưng rất nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi về thiền Tôi không dám thiền vì chưa học thiền? Phải nắm vững phương pháp thiền rồi mới thiền? Phương pháp thiền nào là đúng, hiệu quả và phù hợp nhất cho tôi? Tôi đã tìm được phương pháp thiền phù hợp rồi nên không cần thêm phương pháp nào nữa? Tôi không biết phương pháp thiền nào tốt nhất? Pháp thiền giải thoát cao hơn các pháp thiền khác? Vạn vật là ánh sáng, âm thanh vậy thiền ánh sáng âm thanh là cao nhất? Thiền vô vi cao hơn thiền còn có sự quan sát? Tôi đang thiền Vipassana, nay lại học thiền năng lượng thì có mâu thuẫn không? Tôi đang thiền kiểu nhân điện, chuyển sang thiền minh sát có nguy hiểm không? —- Bản chất của

Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp

Nguồn: Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp VĂN KHẤN CÚNG TẤT NIÊN (Cúng vào ngày 30 Tết) 1. Quy y Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là thần thánh và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau: Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya) Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya) Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya) 2. Khấn nguyện Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát Con kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất. Hôm nay, ngày 30 tháng Chạp năm… Con tên là:… Con xin sắm sửa chút lễ mọn để tỏ lòng thành kính, biết ơn các Ngài đã bảo vệ và giúp đỡ con và gia đình trong năm vừa qua. Con xin sám hối tất cả những