Chuyển đến nội dung chính

Kinh Nghiệm Ăn Uống Để Không Bệnh Tật

Nguồn: Kinh Nghiệm Ăn Uống Để Không Bệnh Tật

Chế độ ăn của mình giúp cho mình nhiều năm không có bệnh gì, kể cả cảm mạo; huyết áp và nhịp tim rất chuẩn, xương ngày càng chắc, có khả năng chịu lạnh và nóng ngày càng tốt hơn, tóc dày hơn, đầu óc thông suốt hơn…và quan trọng nhất là chế độ ăn tốt đã làm mình nhẹ nhàng thân tâm, suy nghĩ tích cực, vui vẻ mà không cần lý do gì, cơ thể thông hơn để nhận nhiều hơn năng lượng Vũ trụ và thông tin Vũ trụ cũng truyền qua các tế bào thuận lợi, nhanh chóng, giúp mình tổ chức cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.


an-uong-giup-khoe-manh-it-benh


Trước hết hãy tìm hiểu tại sao chúng ta bị bệnh? Theo nhà sinh hóa Otto Heinrich Warburg, người đoạt giải Nobel Y học năm 1931, thì nguyên nhân gốc rễ của một cơ thể bệnh tật là do cơ thể đó tích tụ quá nhiều axit, để cân bằng lại cần phải kiềm hóa cơ thể.


“Cơ thể có tính axit là yếu tố đóng góp tích cực vào việc sinh ra các bệnh khác nhau như trĩ, ung thư, phong, bại liệt, sỏi thận, bàng quang, túi mật, lao, mất khả năng tình dục, loãng xương, áp huyết cao, tim, đột qụy, hen suyễn cùng các dị ứng khác.”*


Thức ăn có tính axit là gì?


Đó là những thực phẩm khi ăn xong sẽ tạo vị chua khó chịu trong miệng, làm cho cơ thể, máu và nước tiểu bị nhiễm axit. Các thức ăn này không chứa hay chứa ít khoáng chất, mất chất chống oxy hoá và enzyme tiêu hoá nên lâu tiêu, dễ bị lên men, bị hư trong ruột, tạo axit và vi khuẩn có hại, gây hôi miệng, làm ợ chua, ợ nóng, làm mô hôi có mùi khó chịu, làm phân và nước tiểu rất nặng mùi. Chúng gây buồn ngủ, uể oải, suy nghĩ không thông, bi quan và nhiều bệnh tật.


Nếu dùng giấy quỳ để đo nước tiểu bị nhiễm axit thì giấy quỳ sẽ dần chuyển sang màu cam hay đỏ. – Thức ăn axit có độ PH<7.


Thức ăn giàu tính kiềm là gì?


Đó là những thức ăn dù có vị chua như chanh nhưng khi ăn xong miệng rất sạch sẽ, dễ chịu, không lên men, không tạo mùi hôi. Sau khi ăn nếu đo thử, nước tiểu có tính kiềm sẽ có độ PH>7 và ít có mùi khai hay hầu như không có mùi, và phân cũng thế.


– Các nhóm thức ăn mang tính axit:


“Có nhiều nguyên tố có tính axit như Clo, photpho, lưu huỳnh trong thành phần cấu tạo, hoặc có chứa nhiều axit hữu cơ khó biến đổi.


Là thức ăn có chứa các chất gây oxy hoá. Đây là các chất có khả năng Ôxy hóa các chất khác (làm cho chúng mất các điện tử) được gọi là chất Ôxy hóa. Các chất này loại bỏ các điện tử của một chất khác”*


Đây là danh sách thức ăn có tính axit:


  • Thịt, cá, trứng.

  • Cà phê, rượu.

  • Các loại tinh bột, đặc biệt là các loại tinh bột đã qua chế biến (cơm, bánh mỳ, bánh quy…).

  • Các loại dầu, các loại thức ăn béo, đồ rán.

  • Các thức ăn chứa nhiều hoá chất.

  • Các thức ăn có đường: mứt, xi rô, bánh ngọt…

  • Hầu hết các thức ăn đã nầu chín


Theo kinh nghiệm của mình thì hầu hết thức ăn nấu – trừ những món súp chỉ từ rau, củ, quả, không có các loại đậu, chứa quá nhiều đạm – cũng tạo axit vì đều đã mất đi hầu hết khoáng chất hay những chất chống oxy hoá và các chất xúc tác tiêu hoá – cũng lâu tiêu hơn thức ăn tươi nên cũng bị hư trong ruột, làm phân và nước tiểu nặng mùi, tạo axit và vi khuẩn có hại, gây ra đủ loại bệnh tật.


– Các nhóm thức ăn mang tính kiềm:


“Trong thực phẩm chứa hàm lượng các nguyên tố mang tính kiềm cao như canxi, kali, magie, natri, hoặc sau khi biến đổi chất trong cơ thể tạo thành sản phẩm có tính kiềm cao.


Là thức ăn có chứa các chất chống oxy hoá. Chúng chuyển điện tử cho một chất khác. Những nguyên tố kim loại điện dương như liti, natri, magiê, sắt, kẽm, nhôm… là những tác nhân chống oxy hoá tốt. Các kim loại này cho đi điện tử một cách dễ dàng.”*


Thức ăn giàu tính kiềm là các thức ăn tươi, các món lên men, chứa nhiều khoáng chất, enzyme tiêu hoá và lợi khuẩn.


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi, trong nhà và món ăn


Mình thường ăn thức ăn tươi là chính, như trái cây, gỏi trộn, kim chi, dưa món…Đặt biệt, dấm, chanh muối, mơ muối, nước chanh, nước muối lâu năm là bí kíp của mình. Minh luôn biết khi nào cơ thể đã bị nhiễm axit hay vi khuẩn có hại và lập tức uống dấm hay những món nói trên để kiềm hoá cơ thể.


Khi nào ăn đồ nấu thì mình uống dấm hoặc nước chanh sau bữa ăn để trung hoà axit, loại bỏ vi khuẩn sinh ra và làm thức ăn nhanh tiêu hoá hơn.


Khi mình ăn toàn bộ thức ăn tươi và kim chi hay dưa món các loại thì răng miệng rất sạch, có khi không cần đánh răng, chỉ uống chút dấm, sáng dậy răng miệng cũng rất thơm.


Nếu chưa ăn tươi nhiều được thì bạn nên chọn những món ăn ít tạo axit hơn như từ khoai tây (tốt hơn cơm và khoai lang vì ít ngọt hơn, làm chua miệng ít hơn, phân và nước tiểu ít mùi hơn), các món từ khoai mì như bún, miến, bánh canh khoai mì, bột mì…


Trong hình ảnh có thể có: món ăn


Tóm lại, khi ăn xong một món gì, bạn chờ một vài phút rồi đưa lưỡi lên lợi hàm trên và hàm dưới rà qua rà lại và quan sát độ chua, độ khó chịu, mùi của nước miếng và hơi thở. Miệng và nước miếng càng sạch, không có mùi thì thức ăn đó càng tốt, càng có tính kiềm và chống oxy hoá và ngược lại.


Ngoài ra thiền định, nhìn mặt trời, suy nghĩ lạc quan, tập thể dục, hít thở sâu…cũng sẽ giúp cơ thể được kiềm hoá, đào thải độc tố và loại trừ được nhiều bệnh tật.


P/s: Bài này mình viết vội để tặng các bạn nhân dịp Giáng sinh nên chưa viết nhiều được về kinh nghiệm của mình về tác hại của thức ăn có tính axit và lợi ích của thức ăn có tính kiềm. Mình sẽ chia sẻ nhiều hơn vào các bài viết khác. Chúc các bạn Giáng sinh An lạc và sớm phát triển ý thức Kitô tối thượng của mình nhé!


Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và trong nhà


Ps: Tất cả đều là hoá thân của Thượng đế. Tất cả đều là Ánh sáng và Tình thương. Tất cả đều đang đóng tuồng. Phải nhìn xuyên qua vật chất, đi vào chiều không gian thứ 5 hay hơn nữa, không gian lượng tử, để thấy tất cả là những hạt, khối ánh sáng, âm thanh hay rung động


Đừng lạc trong ảo tưởng. Thiền nhiều hơn hay nhìn mặt trời mới khai mở được mắt huệ và cả mắt trần. Sẽ đến lúc ta nhìn thấy cả bên trong và bên ngoài, tất cả đều sáng ngời, rực rỡ và huy hoàng. Và rồi ta chỉ còn ngất lịm trong vui sướng. Sẽ ko còn than trách, buồn chán. Mỗi khoảnh khắc sẽ là ân điển vô biên của Vũ trụ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì?

Nguồn: Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì? Bàn thờ bát hương để làm gì – Lễ để làm gì? Hiện nay chúng ta đang thờ cúng rất nhiều, có nhiều khi chúng ta còn không biết mình thờ ai, thắp hương cho ai, thắp hương khấn những gì, và nhiều khi để làm gì. Có đôi khi bát hương chỉ là nơi cắm hương để cho giống nhà hàng xóm, nhà họ có bàn thờ nhà mình cũng có bàn thờ, còn thực sự linh khí thế nào thì đúng là vạn sự tùy duyên. Có nhiều người nghĩ rằng thờ cúng cẩn thận, siêng năng sẽ được giàu có, xin gì được nấy. Liệu có đúng thế không ? Có nhiều người hôm nay cúng xin được thế là sướng lắm cúng nhiều hơn xin nhiều hơn, rồi khi không được thì không thèm cúng nữa. Có nhiều nhà bàn thờ toàn vong lạ trong nhà vẫn nghĩ gia tiên nhà mình ngự ở đó, xin đủ thứ, thấy được gia sức xin gia sức, bầy đủ thứ mình cho là tốt nhất lên bàn thờ, tiền kiếm được rất nhiều, nhưng sức khỏe tình cảm trong nhà thì đi xuống mà không biết tại sao? Không biết rằng các vong trong nhà họ độ cho làm ăn nhưng họ đòi

Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất?

Nguồn: Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất? Có nhiều người mới tìm hiểu về thiền, đang ở ngưỡng căn cơ bản. Hoặc đã theo một phương pháp thiền nào đó, thiền định, thiền quán, thiền Trúc Lâm, thiền Vipassana… mục đích có thể khác nhau, thiền để dưỡng sinh, để chữa bệnh hay để giải thoát. Nhưng rất nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi về thiền Tôi không dám thiền vì chưa học thiền? Phải nắm vững phương pháp thiền rồi mới thiền? Phương pháp thiền nào là đúng, hiệu quả và phù hợp nhất cho tôi? Tôi đã tìm được phương pháp thiền phù hợp rồi nên không cần thêm phương pháp nào nữa? Tôi không biết phương pháp thiền nào tốt nhất? Pháp thiền giải thoát cao hơn các pháp thiền khác? Vạn vật là ánh sáng, âm thanh vậy thiền ánh sáng âm thanh là cao nhất? Thiền vô vi cao hơn thiền còn có sự quan sát? Tôi đang thiền Vipassana, nay lại học thiền năng lượng thì có mâu thuẫn không? Tôi đang thiền kiểu nhân điện, chuyển sang thiền minh sát có nguy hiểm không? —- Bản chất của

Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp

Nguồn: Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp VĂN KHẤN CÚNG TẤT NIÊN (Cúng vào ngày 30 Tết) 1. Quy y Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là thần thánh và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau: Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya) Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya) Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya) 2. Khấn nguyện Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát Con kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất. Hôm nay, ngày 30 tháng Chạp năm… Con tên là:… Con xin sắm sửa chút lễ mọn để tỏ lòng thành kính, biết ơn các Ngài đã bảo vệ và giúp đỡ con và gia đình trong năm vừa qua. Con xin sám hối tất cả những