Chuyển đến nội dung chính

Đọc và ngẫm - Ngạn ngữ các nước

Nguồn: Đọc và ngẫm - Ngạn ngữ các nước

Đọc và ngẫm qua các câu ngạn ngữ, tục ngữ các nước


  1. Người đàn ông 30 tuổi vẫn chưa làm ra được nhiều tiền để anh ta và gia đình riêng của anh ta sống thoải mái, thì gọi là bất tài – Ngạn ngữ Nhật.

  2. Nguyên nhân của bất tài chỉ có 1 chữ duy nhất là LƯỜI BIẾNG – Ngạn ngữ Đức.

  3. Nguyên nhân của lười biếng, chỉ gói gọn trong 1 câu “DO CHA MẸ dạy dỗ từ bé” – Ngạn ngữ Pháp (Giải thích: Từ tấm bé, cha mẹ phải có nghĩa vụ dạy bảo con cái làm việc nhà, bắt động tay động chân cho quen thay vì chỉ ngồi học chữ. Việc không cho làm việc nhà sẽ tạo ra một đứa con bất tài).

  4. Một người đàn ông muốn dời non lấp bể, thì phải biết nhặt những hòn đá nhỏ – Tục ngữ Trung Quốc.

  5. Hầu như chưa ai trị dứt bệnh LƯỜI cả, trừ khi họ gặp nghịch cảnh- Ngạn ngữ Anh

  6. Nếu một người bị đánh giá là bất tài hoặc lười biếng, thì anh ta sẽ phản ứng lại như sau:
    • Đối với người thượng đẳng, họ hiểu logic và trọng sự thực, họ sẽ chấp nhận, biết ơn người đã chỉ ra cái sai của mình và sửa chữa ngay lập tức. Cụ thể là hết lười biếng, tự nhặt từng hòn đá để có thể có tầm dời non.

    • Đối với người trung đẳng, họ sẽ giận dỗi nếu nói trực tiếp là họ. Nhưng nếu khéo léo, nói người khác chứ hem phải họ, thì họ sẽ cười ngay, nghĩ hem phải mình. Nhưng ngày qua ngày, họ sẽ ngẫm ra là mình cũng giống vậy, có thể sẽ sửa chữa.

    • Đối với người hạ đẳng, nghe nhận xét bản thân không tốt, họ sẽ lập tức đáp trả. Bởi cái tôi họ lớn, sẽ tìm cách bảo vệ cái LƯỜI ấy bằng mọi giá. Nên khi tiếp xúc với họ, chỉ nên khen, nói những lời nói hoa mỹ, khen cho chết, cứ ca ngợi cho họ vui.Còn không thì im lặng. Nếu phải dùng, thì xem xét kỹ. Dùng được lúc nào thì dùng, không nên nghĩ đến quan hệ lâu dài. Với nhóm người này, tuyệt đối không nói sự thực (là họ như thế) vì họ không chịu được chỉ trích, phê bình. Họ sẽ giận dỗi hoặc trả đũa. (Theo trí khôn người Do Thái).


The man who removes a mountain begins by carrying away small stones - Chinese Proverb
The man who removes a mountain begins by carrying away small stones – Chinese Proverb

Ăn trưa cùng Tony

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì?

Nguồn: Bàn thờ bát hương để làm gì - Lễ để làm gì? Bàn thờ bát hương để làm gì – Lễ để làm gì? Hiện nay chúng ta đang thờ cúng rất nhiều, có nhiều khi chúng ta còn không biết mình thờ ai, thắp hương cho ai, thắp hương khấn những gì, và nhiều khi để làm gì. Có đôi khi bát hương chỉ là nơi cắm hương để cho giống nhà hàng xóm, nhà họ có bàn thờ nhà mình cũng có bàn thờ, còn thực sự linh khí thế nào thì đúng là vạn sự tùy duyên. Có nhiều người nghĩ rằng thờ cúng cẩn thận, siêng năng sẽ được giàu có, xin gì được nấy. Liệu có đúng thế không ? Có nhiều người hôm nay cúng xin được thế là sướng lắm cúng nhiều hơn xin nhiều hơn, rồi khi không được thì không thèm cúng nữa. Có nhiều nhà bàn thờ toàn vong lạ trong nhà vẫn nghĩ gia tiên nhà mình ngự ở đó, xin đủ thứ, thấy được gia sức xin gia sức, bầy đủ thứ mình cho là tốt nhất lên bàn thờ, tiền kiếm được rất nhiều, nhưng sức khỏe tình cảm trong nhà thì đi xuống mà không biết tại sao? Không biết rằng các vong trong nhà họ độ cho làm ăn nhưng họ đòi

Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất?

Nguồn: Chọn phương pháp thiền nào đúng-hiệu quả-phù hợp nhất? Có nhiều người mới tìm hiểu về thiền, đang ở ngưỡng căn cơ bản. Hoặc đã theo một phương pháp thiền nào đó, thiền định, thiền quán, thiền Trúc Lâm, thiền Vipassana… mục đích có thể khác nhau, thiền để dưỡng sinh, để chữa bệnh hay để giải thoát. Nhưng rất nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi về thiền Tôi không dám thiền vì chưa học thiền? Phải nắm vững phương pháp thiền rồi mới thiền? Phương pháp thiền nào là đúng, hiệu quả và phù hợp nhất cho tôi? Tôi đã tìm được phương pháp thiền phù hợp rồi nên không cần thêm phương pháp nào nữa? Tôi không biết phương pháp thiền nào tốt nhất? Pháp thiền giải thoát cao hơn các pháp thiền khác? Vạn vật là ánh sáng, âm thanh vậy thiền ánh sáng âm thanh là cao nhất? Thiền vô vi cao hơn thiền còn có sự quan sát? Tôi đang thiền Vipassana, nay lại học thiền năng lượng thì có mâu thuẫn không? Tôi đang thiền kiểu nhân điện, chuyển sang thiền minh sát có nguy hiểm không? —- Bản chất của

Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp

Nguồn: Văn khấn cúng tất niên đơn giản - đúng Pháp VĂN KHẤN CÚNG TẤT NIÊN (Cúng vào ngày 30 Tết) 1. Quy y Để bắt đầu, bạn hãy tưởng tượng hoặc tin chắc phía trên là chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp đang chứng kiến buổi lễ này, xung quanh là thần thánh và sau lưng là tất cả người thân quen, lẫn những chúng sinh không quen biết đang cùng bạn quy y; rồi thành tâm đọc những lời sau: Con xin quy y Phật, con xin quy y Pháp, con xin quy y Tăng, từ nay cho tới ngày hoàn toàn giác ngộ Namo Buddha Yah (Nam mô Bu đa Ya) Namo Dharma Yah (Nam mô Đa ma Ya) Namo Sangha Yah (Nam mô Sang ga Ya) 2. Khấn nguyện Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô A Di Đà Phật Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát Con kính lễ chư Phật mười phương, chư Bồ tát, chư Thần, chư Thánh, chư Thành hoàng Thổ địa và ông bà tổ tiên nhiều đời đã mất. Hôm nay, ngày 30 tháng Chạp năm… Con tên là:… Con xin sắm sửa chút lễ mọn để tỏ lòng thành kính, biết ơn các Ngài đã bảo vệ và giúp đỡ con và gia đình trong năm vừa qua. Con xin sám hối tất cả những